Chia sẻ kinh nghiệm học PhD (Phần 1)

Chia sẻ kinh nghiệm quá trình học PhD (Doctor of Philosophy, hay còn gọi là nghiên cứu sinh tiến sĩ): Tiền chuẩn bị, ghi danh chọn trường và chọn giáo sư, topic nghiên cứu và hình thành những kĩ năng khi làm PhD từ ngôn ngữ đến trình bày, tạo quan hệ nghiên cứu.
A/ Tiền chuẩn bị:
Câu hỏi đầu tiên cần đặt ra là: Bạn có nên lấy bằng PhD hay không? Bạn hãy hỏi chính mình câu hỏi này, và cùng với đó là xem xét liệu các đặc điểm sau đây có hấp dẫn với bạn không?
1/ Freedom (sự tự do):
Một chương trình PhD sẽ cung cấp cho bạn rất nhiều sự tự do, sự tự do trong các chủ đề mà bạn muốn theo đuổi và học hỏi, nghiên cứu về nó. Bạn là người có trách nhiệm với việc này. Và tất nhiên rằng, bạn sẽ có một người tư vấn, hay giáo sư hướng dẫn nghiên cứu – người mà sẽ thiết lập một số ràng buộc về chủ đề nghiên cứu của bạn. Nhưng nhìn chung, bạn sẽ có rất nhiều sự tự do so với việc bạn có thể tìm thấy ở những hạng mục công việc khác.
=> Câu hỏi: Bạn có thực sự cần đến những sự tự do này không?
2/  Quyền sở hữu:
Những nghiên cứu mà bạn làm ra sẽ thuộc sở hữu của bạn với tư cách là một cá nhân thực hiện nghiên cứu đó. Những thành tựu, kết quả đạt được sẽ có tên của bạn gắn liền với nó. Ngược lại, khi làm việc ở các công ty lớn thì bạn chỉ đơn thuần là đóng góp một phần nhỏ vào 1 tác vụ, hoặc đơn giản là làm công việc diễn ra hàng ngày. Môt cảm giác thường thấy ở đây giống như trở thành “một chiếc bánh răng trong 1 chiếc bánh xe”.
3/ Địa vị:
Bất chấp rằng điều này là đúng đắn hay không, việc làm nghiên cứu và cuối cùng nhận một tấm bằng tiến sĩ sau quá trình nghiên cứu khoa học trong văn hóa của nhiều khu vực vẫn được tôn kính và được thừa nhận là một thành quả ấn tượng. Bạn sẽ có tấm bằng Tiến Sĩ. Nghe tuyệt vời không?
4/ Sự tự do cá nhân:
Là một nghiên cứu sinh tiến sĩ, bạn sẽ là Ông Chủ của chính mình. Bạn muốn ngủ nguyên một ngày? Sure hãy làm nó. Bạn muốn bỏ một ngày và có một kì nghỉ? Sure.
Tất cả những gì quan trọng là kết quả cuối cùng của bạn và có lẽ không nhiều người thúc ép bạn phải hoạt động như một cỗ máy từ 9h sáng dến 5h chiều mỗi ngày.
Chắc chắn rằng, một số người hướng dẫn và tư vấn nghiên cứu sẽ có thể “more or less flexible” — “du di đôi chút” về vấn đề này, và 1 số tổ chức cũng như vậy. Nhưng sự thật là bạn vẫn sẽ có những sự tự do cá nhân của riêng mình.
5/ Sự lựa chọn cho tương lai:
Ghi danh vào 1 chương trình PhD không đóng cánh cửa hay loại bỏ tương lai tuyển dụng cũng như các lựa chọn phong cách cuộc sống của bạn.
Bạn có thể đi theo chiều này: Từ PhD => Một nơi/công việc khác. Ví dụ, sau khi kết thúc PhD, bạn không nhất thiết phải làm nghiên cứu trong các trường ĐH/học viện (academic research), bạn có thể ra ngoài làm nghiên cứu cho các công ty ở các bộ phận R&D, hay thậm chí bạn chuyển nghề và không làm nghiên cứu. Không ai cấm bạn lựa chọn nghề nghiệp sau PhD.
Nhưng chiều ngược lại, từ một công việc khác ==> PhD ==> Academic research, là ít khả dĩ hơn.
Hơn nữa, tùy vào từng ngành học (Ví dụ PhD về Machine Learning, AI, Statistics), bạn có thể “dễ được tuyển dụng hơn” với mảnh bằng PhD, hay thậm chí bạn là một “PhD dropout” — “người bỏ học tiến sỹ giữa chừng” mà nhiều công ty vẫn có khả năng sẵn sàng tuyển dụng với mức lương khởi đầu hấp dẫn.
Điều này có thể thấy rằng, tham gia quá trình PhD lại là 1 con đường thú vị để đảm bảo 1 ví trị cho tương lai. Bạn có nghĩ vậy, thực sự?
Tất nhiên, điều này là tùy thuộc vào văn hóa: văn hóa của quốc gia bạn sinh sống, của quốc gia bạn làm PHD và dự định sinh sống trong tương lai; văn hóa của từng công ty; văn hóa của ngành học mà bạn tham gia học tập nghiên cứu. Mỗi người hãy tự tìm hiểu thêm, và cân nhắc cho kĩ.
Có 1 phản ví dụ của điều này: Là 1 số công ty “vừa và nhỏ” có xu hướng tuyển mấy cậu kĩ sư tốt nghiệp cử nhân, hoặc cùng lắm là thạc sĩ, ra làm các ví trị về phần mềm, code, hoặc làm các vi trí nghiệp vụ. 1 trong các lý do đơn giản là: Dễ thỏa thuận về lương khởi điểm hơn, đỡ phải trả lương quá cao cho 1 người có bằng PhD, mà trả lương thấp thì nhiều người có bằng PhD lại chê,..v.v.
Muôn hình vạn trạng, tất cả là do Văn hóa. Hãy cân nhắc cá nhân và thị trường cho thật kĩ.
6/ Sự phát triển cá nhân
PhD là một trải nghiệm mãnh liệt của quá trình phất triển bản thân nhanh chóng (vì bạn sẽ học được rất nhiều) và quá trình tự khám phá của cá nhân (bạn sẽ trở thành bậc thầy trong việc quản lý tâm lý của chính mình). Các chương trình PhD (đặc biệt nếu bạn tham gia được vào 1 chương trình tốt) cũng thông thường cho bạn tiếp giáp với những cá nhân “xuất sắc”, mà bạn có thể làm bạn trong một thời gian rất lâu của cuộc đời, những người mà bạn có thể học từ họ và phát triển bản thân, cả về chuyên môn lẫn văn hóa cuộc sống muôn màu.
7/ Sự tinh thông
PhD có lẽ là cơ hội duy nhất trong cuộc đời của bạn để có thể thực sự đào sâu vào một topic và trở thành một chuyên gia được công nhận trên bình diện thế giới về một điều gì đó. (Tất nhiên đây là Có Cơ Hội, không có nghĩa rằng: Mọi PhD đều trở thành chuyên gia tầm cỡ như này). Bạn đang khám phá những tri thức mới nhất như một sinh vật, mà không hề có gánh nặng của những sự phân tán tư tưởng hay ràng buộc. Có những thứ thật đẹp về câu chuyện này và nếu bạn không đồng tình với nó, có lẽ đây là 1 tín hiệu cho thấy: PhD không phải là một chương trình dành cho bạn.
8/ Những mặt tiêu cực có thể có:
Mọi việc đều có mặt tích cực mặt tiêu cực, và PhD cũng không ngoại lệ. Có thể liệt kê một số những trở ngại tiềm năng của PhD.
– Bạn chắc chắn sẽ nhận ra rằng bản thân mình đang làm việc thật sự chăm chỉ (đặc biệt là trước deadline của các paper cho conference, special issue của tạp chí,..).
– Bạn nên chắc chắn rằng mình sẽ OK với việc chống chịu “những đau khổ” và có đủ sức mạnh tinh thần và sự kiên định để có thể giải quyết các áp lực.
– Ở 1 số thời điểm nào đó, bạn sẽ đánh mất sự theo dõi về ngày tháng trong tuần, trong tháng, những thời gian biểu như là hôm nay cần ăn gì uống gì. Bạn sẽ ngồi một mình và làm việc cho đến tưởng như “kiệt sức” ở trong phòng lab, khi mà bên ngoài đang là một ngày nắng đẹp trời, chim hoa cây cỏ đang rực rỡ, các cô gái xinh hay các chàng trai đẹp mã đang dắt tay nhau và nói những câu chuyện tình cảm (OMG, còn gì tệ hơn hehe). Ngồi trong lab, và làm việc, sau đó là kéo lên kéo xuống màn hình Facebook xem những người bạn chia sẻ về những chuyến du lịch và các bức ảnh thú vị, thậm chí nghe họ chia sẻ về những mức lương gấp 5-10 lần mức học bổng tối thiểu như người thu nhập thấp dành cho nghiên cứu sinh. Bạn có thể sẽ cảm thấy lòng đau nhói.
– Bạn có thể sẽ phải ném đi 3 tháng làm việc của mình trong khi bằng cách này hay cách khác vẫn giữ cho sức khỏe tinh thần của mình không bị đụng chạm đến.
– Bạn sẽ vật lộn với việc nhận ra rằng nhiều tháng bạn dành cho công trình của mình chỉ cho 1 paper với vài citations (trích dẫn) trong khi những người bạn của mình đang thực hiện những startups thú vị với dự án triệu đô hoặc các dự án làm sản phẩm có tác động đến triệu người.
– Bạn sẽ trải nghiệm những khủng hoảng định danh trong giai đoạn mà sẽ tự đặt câu hỏi về cuộc đời của mình, về những quyết định cho cuộc đời của mình, và tự hỏi rằng: Bạn đang làm cái quái quỷ gì với những năm tháng đẹp đẽ nhất của cuộc đời 1 con người với 1 đống giấy lộn này đây?
– Và kết quả là, bạn nên chắc chắn rằng bạn có thể phát triển và lớn mạnh trong một môi trường không được tổ chức để theo đuổi nghiên cứu và khám phá cho khoa học.
Nếu bạn không thực sự chắc chắn, có lẽ bạn nên thử sức với việc làm nghiên cứu khi còn là sinh viên ở bậc cử nhân, có thể trong một chương trình trường hè (summer research programme) trước khi bạn quyết định cam kết với chương trình PhD.
Trên thực tế (và rất quan trọng), một trong những lý do chính mà kinh nghiệm nghiên cứu lại rất được ưu tiên và thèm muốn trong quá trình tuyển dụng PhD không phải là vì cái bản thân của nghiên cứu, mà vì cái thực tế rằng sinh viên sẽ có khả năng biết được những cái mà đang đón chờ họ ở chặng đường sắp tới, chặng đường mà có thể là chông gai, và họ sẽ cam kết vượt qua nó.
*** Và tôi cũng phải nhấn mạnh rằng, post chia sẻ này không phải là để thuyết phục ai đó tham gia vào chương trình PhD. Tôi cũng không mong rằng có thể nêu ra Toàn Bộ các trải nghiệm, cả tích cực lẫn tiêu cực, mà một PhD sẽ phải trải qua. Tôi chỉ xin nêu ra một số, dựa vào kinh nghiệm và hiểu biết cá nhân, chắc chắn có điều còn tranh cãi, có điều cần phải bổ sung. Mục đích chính của post này, là nêu ra những tips để có thể định hướng những trải nghiệm một khi bạn đã quyết định “đâm lao” theo chương trình PhD ***
B/ Ghi danh vào một chương trình đào tạo tiến sĩ (PhD Programme): 
1/ Thư Giới Thiệu là vô cùng quan trọng:
Ok, bạn quyết định là sẽ ghi danh vào chương trình nghiên cứu tiến sĩ. Vậy làm cách nào để bạn có thể thực hiện điều này?
Điều đầu tiên, và có lẽ là quan trọng nhất đối với hầu hết nhóm đối tượng học viên, đó chính là: Các thư giới thiệu có tác động mạnh.
Tình huống màu hồng nhất là bạn có quan hệ với một giáo sư nổi tiếng nào đó, nếu trong lĩnh vực gần với chương trình PhD bạn đang theo đuổi thì càng xịn, viết cho 1 dòng như là:
“X là một trong top 5 sinh viên mà tôi từng làm việc cùng. Rất nhiệt huyết, thông minh, giỏi giang, có tinh thần trách nhiệm và sáng tạo, khả năng làm việc nhóm lẫn độc lập…bloh blah”
Một thư giới thiệu tồi hơn rất nhiều, sẽ là dạng sau: “X từng tham dự lớp học của tôi, và cậu ấy hoàn thành rất tốt”.
Một công trình nghiên cứu, có thể là 1 paper đã ấn bản, có tên của bạn (có thể là cộng sự cùng các thầy cô, hoặc các bạn trong các chương trinh nghiên cứu bậc cử nhân, trường hè) là một điểm cộng rât mạnh, nhưng không hẳn là yêu cầu tuyệt đối Nếu Bạn có một thứ giới thiệu Mạnh: Mạnh đến từ 1 giáo sư uy tín, và lời GS viết cho bạn thể hiện những phẩm chất tiểm năng của bạn.
Một điều nữa, đó là điểm tổng kết các môn học (GPA) có thể không QUÁ quan trọng trong chương trình PhD ở 1 số quốc gia, và tùy trường ĐH, cái này bạn nên vào từng trường mình định ứng tuyển và xem cái minimum requirements — những yêu cầu tối thiểu. Tuy nhiên, đừng để chúng Quá Thấp, nhìn chung là vậy. Việc học trên lớp, cái điểm, nó không phải everything, nhưng nó cũng cho thấy something — bạn là ai, đã làm gì trong quá trình học mà lại có thành tích điểm số như thế này? Người ta sẽ đặt những câu hỏi về phẩm chất của bạn.
2/ Chọn Trường:
Ở đây thì có muôn hình vạn trạng góc nhìn. Thường chia ra 3 yếu tố: ranking của trường, ranking của ngành đó trong trường, và ranking của lab/giáo sư.
Có bạn thì sẽ chọn theo ranking (xếp hạng) tổng quát và danh tiếng của trường, mặc dù ngành mình định nghiên cứu ở đó không quá nổi bật (Ví dụ đến Harvard để nghiên cứu về âm nhạc Á Châu). Có bạn thì sẽ chọn theo trường mà xếp hạng ngành của mình theo học.
Có bạn thì cụ thể hơn, chọn trường nào mà cụ thể là có ông giáo sư hay phòng lab nào nổi tiếng về ngành mình định nghiên cứu, dù cái trường ĐH host cái phòng lab/ông GS đó không có ranking cao về mặt tổng thể.
Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân, thì Chọn các GS hướng dẫn tiềm năng mà có xếp hạng cao, nổi tiếng trong lĩnh vực mà bạn nghiên cứu là rất quan trọng, quan trọng cho cả việc viết thư giới thiệu các job sau tiến sĩ cho bạn. Các GS có XH cao cũng có mối quan hệ lớn đến các cơ sở lớn Và môi trường bạn chọn phải là 1 môi trường nghiên cứu tốt và trong lành, cả về mặt vật lý lẫn tâm lý.
C/ Giáo sư hướng dẫn:
1/ Mối quan hệ Student-Advisor
GSHD là người vô cùng quan trọng trong, người mà có thể ảnh hưởng lớn đến các trải nghiệm trong quá trình làm PhD của bạn.
Và đặc biệt quan trọng phải nhớ rằng: Mối quan hệ student-advisor (sinh viên-giáo sư) là mối quan hệ Cộng Sinh — nghĩa rằng, Hai Bên Cùng Có Lợi.
Bạn có mục tiêu của mình là phải lấy bằng PhD; còn họ, những GS, ho cũng có những mục tiêu và khao khát riêng của họ (phải “lên lon” Full professor, phải công bố nhiều hơn để có thẻ xin thêm funding tài trợ nghiên cứu, .vv.).
Hãy giữ lấy suy nghĩ này, và đặt sự cảm thông cũng như vào địa vị của nhau, sẽ làm cho quan hệ student-adviser cũng như sự hợp tác nghiên cứu trong quá trình PHD của bạn diễn ra êm đẹp hơn, điều mà có thể dẫn đến việc bạn có tám bằng tiến sĩ êm xuôi hơn, và có thể là 1 lá thư giới thiệu công việc tốt hơn từ adviser.
Nhưng dù sao, tôi cũng không muốn nói quá nhiều để mối quan hệ student-advisor “nghe quá giống” với một thương vụ kinh doanh. Điều này thực chất không phải, nhưng quan hệ cộng sinh là điều cần nhớ. Bạn dựa vào họ, và họ cũng dựa vào bạn. Và mối quan hệ này, nếu tốt đẹp, thường là sẽ kéo dài hàng chục năm sau chương trình tiến sĩ của bạn kết thúc.
2/ Tenure:
Giai đoạn nghề nghiệp của advisor cũng tác động nhiều đến cách làm việc, cũng như mối quan hệ student-adviser.
Nếu advisor ở giai đoạn pre-tenure, nghĩa là vẫn chưa vào biên chế cơ hữu dài hạn của 1 trường đại học mặc dù có thể đag là hợp đồng (5 năm lần thứ 1) cho vị trí Assistant Professor (Lecturer).
Những người ở giai đoạn này thường nhiều nhiệt huyết hơn, tận tình với bạn hơn, quan tâm đến nghiên cứu cũng như chỉ bảo những kinh nghiệm, thậm chí là cùng đọc và làm nghiên cứu cùng bạn.
Họ có thể là cũng cần nhiều papers hơn, sức ép lớn hơn, vì họ muốn đạt được tenure — biên chế cơ hữu dài hạn, để được đề bạt lên associate professor hay full professor.
Nếu advisor ở giai đoạn tenure, đã vào cơ hữu chính thức, hoặc thậm chí là đã lên hẳn full professor và có name tên tuổi trong lĩnh vực của bạn. Những người này, ngoài việc những ưu điểm có quan hệ rất rộng ở giới academic, là cây đa cây đề có thể đỡ đàu bạn. Nhưng cũng có nhược điểm: Là dễ thỏa mãn, hoặc họ quá bận rộn với các việc “chính trị” khác, như viết thư xin funding. rồi nghiên cứu mãi cũng đến giai đoạn “nhạt phai” (không phải là nhạt đảng khô đoàn như lời của ĐCS nhưng cũng là 1 dạng như vậy), tự diễn biến, tự chuyển hóa.
Cho nên có thể, bạn sẽ phải Tự Lực Cánh Sinh nhiều hơn nếu làm việc với các GS dạng này, mà lab lại không có postdoc nào hỗ trợ. Tuy nhiên, có thể họ sẽ có cách đánh giá về bạn khác hơn so với các advisor giai đoạn “pre-tenture” trên, khi số lượng công bố khoa học không phải là cái đích đến cao nhất trong yêu cầu của họ. Chất lượng hơn số lượng.
Tất nhiên, mọi thứ đều có mặt lợi hại, tùy vào trường hợp để cân nhắc. Và cũng tùy vào đối tượng, mỗi người mỗi tính cách, và cũng để làm sao mối quan hệ student-advisor cho phù hợp.
Về vấn đề tenure professor, mọi người có thể tham khảo link sau để hiểu thêm.
 3/ Tìm advisor — người hướng dẫn nghiên cứu:
Cách tốt nhất là: Nói chuyện trực tiếp.
Nhưng cách này sẽ work với các bạn mà đang học tập bậc cử nhân hay thạc sĩ tại các quốc gia mà bạn đó muốn theo đuổi chương trình PhD. Còn với các bạn diện “du học sinh tiềm năng”, nghĩa là không thể tiếp cận về mặt vật lý. Thì sẽ thay bằng email — mặc dù email thì cơ hội được trả lời sẽ giảm đi đáng kể. Có vô số các tips về email cho giáo sư, các bạn có thể google cả tiếng Anh tiếng Việt.
Tuy nhiên, dù là nói trực tiếp hay email, điều quan trọng là: Bạn hãy cho ông ta thấy, bạn và ông ta là 1 “good fit” — tức là cho thấy sự phù hợp giữa 2 người, ở đây là sở thích nghiên cứu, các chủ đề nghiên cứu, cũng như định hướng nghiên cứu cho tương lai.
Và hãy tìm cách để gây ấn tượng với GS/người hướng dẫn nghiên cứu tiềm năng của bạn. Đây gọi là “kĩ thuật tán giáo”, quan trọng không kém “kĩ thuật tán gái” hay “bí kíp cưa trai” của các anh các chị. Và đều phải rèn luyện, học hỏi, thực nghiệm thì mới thành được.
(Còn tiếp Phần 2)
———
Trong Phần 2, tôi sẽ viết về:
D/ Topic nghiên cứu
E/ Các kĩ năng trong quá trình làm PhD: Từ ngôn ngữ, viết papers, review papers, trình bày và báo cáo nghiên cứu ở hội nghị, trước các nhà nghiên cứu; và quan trọng, xây dựng các mối quan hệ trong nghiên cứu.
Nguồn: Nam Le’s Liberal