Gap year – Nên hay Không?

Việc lùi học Đại học một năm (Gap year) giúp học sinh có thêm thời gian trải nghiệm, định hướng cho bản thân mình tốt hơn trước ngưỡng cửa Đại học. Để xác định việc Gap year có thật sự cần thiết và phù hợp với hoàn cảnh của mình hay không, các bạn nên cân nhắc đến những yếu tố sau:

1. Xem lại mục tiêu của bản thân:

Hãy dành thời gian để xác định lý do bạn muốn gap year và cách bạn sử dụng thời gian gap year này để theo đuổi đam mê và mục tiêu của mình. Bởi rõ ràng gap year không phải là một kỳ nghỉ dài chỉ để giải trí và thư giãn. Đây là thời gian để bạn có thể theo đuổi những cơ hội học tập và phát triển bản thân khác ngoài việc học trên trường lớp. Hãy nghĩ về những cơ hội học tập mình sẽ tham gia trong thời gian gap year và các hoạt động này sẽ bổ trợ ra sao vào mục tiêu học tập lâu dài của bạn.

2. Tìm hiểu các nguồn thông tin:

Khi đã xác định được lí do gap year và những cơ hội học tập và phát triển bản thân mà mình muốn theo đuổi, hãy bắt đầu tìm hiểu tất cả những chương trình học thuật và ngoại khóa giúp bạn trải nghiệm và mang lại lợi ích cho mục tiêu lâu dài của bạn. Sẽ có vô số những hoạt động như các chương trình tình nguyện, thực tập hay một số công việc toàn thời gian bạn có thể làm ở 1 tổ chức hay công ty. Bạn nên lập ra một danh sách chi tiết các chương trình, nội dung cụ thể về từng hoạt động và lợi ích mang lại trước khi lựa chọn tham gia.

3. Xác định kế hoạch học tập sau thời gian gap year:

Đừng quên lên cho mình kế hoạch học tập sau thời gian gap year. Nếu bạn đã được nhận vào một trường Đại học, hãy xem chính sách gap year của trường thế nào để biết thời gian nhập học và lịch đóng học phí cho trường để lên lịch trước. Còn nếu bạn định dùng năm gap year này để nộp hồ sơ vào các trường Đại học khác thì cũng cần đặt kế hoạch học tập và các mốc thời gian rõ ràng.

4. Xây dựng lộ trình gap year rõ ràng:

Bạn cần lên một lộ trình và kế hoạch chi tiết để luôn đi đúng mục tiêu và không bị mất cân bằng giữa việc học và chơi trong thời gian gap year. Bạn nên đưa hết các hoạt động và chương trình dự kiến sẽ làm ở 3 bước trên vào trong lộ trình gap year của mình và cân đối thời gian để thực hiện từng hoạt động. 

5. Cân nhắc điểm được và mất:

Hãy ngồi xuống và đặt bút viết ra hết tất cả những điểm được và mất của việc lựa chọn gap year trước khi đi tới quyết định cuối cùng bởi có thể có rất nhiều yếu tố sẽ ảnh hưởng tới kế hoạch cá nhân trong thời gian gap year của bạn. Việc liệt kê ra những điểm được và chưa được khi gap year sẽ giúp bạn sắp xếp thông tin rõ ràng và hệ thống hơn, từ đó giúp đưa ra quyết định tốt hơn.

Trên thực tế, không có công thức chung cho việc gap year. Tuy nhiên, nếu bạn thấy việc gap year là cần thiết, bạn cần rèn cho mình tính kỷ luật cao để thực hiện lộ trình gap year đã đề ra để không đi chệch quá nhiều so với mục tiêu và kế hoạch đã đặt ra. Nếu bạn vẫn băn khoăn về lựa chọn này, hãy liên hệ với APUS để được tư vấn nhé.