Những điều nên biết trước khi học Tiến sĩ ở Mỹ

Con đường nghề nghiệp khi học PhD

Được ra các nước phát triển cao học PhD là mơ ước của nhiều sinh viên Việt Nam. Một số bạn nhận được học bổng đi học vui đến nỗi không tìm hiểu con đường phía trước như thế nào? Con đường nghề nghiệp sẽ ra sao khi tốt nghiệp? Thêm vào đó báo chí thường đưa những câu chuyện tốt nghiệp xong được trường giữ lại làm giáo sư hoặc được trường này trường kia mời về làm việc càng thêm tô hồng viễn cảnh khi tốt nghiệp. Thực tế có phải như vậy không?

Học PhD là một đầu tư lớn và dài hạn. Bạn mất ít nhất 4-5 năm để hoàn thành. Trong thời gian đó, thu nhập của bạn chỉ đủ để tồn tại (trước thuế). Sau khi tốt nghiệp, cũng như tốt nghiệp bất kỳ chương trình đào tạo nào khác, chỉ là bước khởi đầu chập chững bước vào nghề. Phần lớn các bạn vẫn chưa thể nghiên cứu độc lập mà phải làm thêm vài năm postdoc trước khi có thể bước vào thị trường lao động học thuật. Trong thời gian postdocthu nhập của bạn chỉ vừa đủ sống (trước thuế). Sau đó bạn sẽ phải tìm kiếm một vị trí tenure track. Thị trường này cạnh tranh rất khốc liệt và xác suất để trở thành tenured professor là rất thấp. Một số bạn sẽ phải chấp nhận làm lecturer hoặc visiting/adjunct professor. Một số bạn chấp nhận làm postdoc suốt đời. Một số bạn ra ngoài làm cho industries. Một số thì về nước.

Có được một vị trí tenure tuy khó nhưng cũng chỉ là bắt đầu. Trong 5-6 năm làm assistant professor, bạn phải đăng được một số bài báo nhất định mới được xét vào tenure và trở thành associate professor. Một số trường còn đòi hỏi phải có thư đề bạt từ những professors từ những trường khác. Điều này đỏi hỏi bạn phải xác định được một chỗ đứng nhất định trong ngành.

Con đường dài như vậy, đầu tư nhiều như vậy, nếu bạn chọn không đúng ngành thì sao? Nếu đó là việc bạn không thích, bạn sẽ khó có thể theo đuổi được đến cùng. Ngoài ra, thu nhập cũng là một vấn đề. Thị trường lao động học thuật cũng theo cơ chế thị trường. Có những ngành lương có thể cao gấp 3 lần ngành khác trong cùng 1 trường. Đây cũng là một vấn đề cần cân nhắc.

Nhận được học bổng du học PhD là một chuyện đáng mừng. Nhưng trước khi đi (hoặc hay hơn hết là trước khi ứng tuyển), bạn nên tìm hiểu rõ về con đường nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp. Cụ thể là thị trường lao động như thế nào, mức độ cạnh tranh ra sao, đòi hỏi những gì, thu nhập thế nào? Và quan trọng hơn hết là bạn có muốn làm việc trường kỳ trong môi trường đó không. Mình biết không ít người học được một thời gian rồi mới biết những chuyện này và nhận thấy không phù hợp, tiến thoái lưỡng nan.

Thị trường việc làm PhD tại Hoa Kỳ: Business vs. Science

Trong khi phần lớn PhDs về science ở Hoa Kỳ phải trải qua giai đoạn postdoc (Việc làm cho PhDs khoa học và kỹ thuật ở Hoa Kỳ) và chỉ có số rất ít trong đó kiếm được vị trí assistant professor sau đó (Con đường nghề nghiệp khi học PhD), PhDs về business thường không phải qua giai đoạn postdoc mà lên thẳng assistant professor. Điều này là do sự khác biệt trong việc đào tạo cũng như thị trường việc làm giữa 2 ngành.

Các trường science thường tuyển rất nhiều PhD students, làm cho cung vượt xa cầu: số lượng PhDs về science ra trường lớn hơn số lượng việc làm rất nhiều. Làm cho gần 50% PhDs về science ra trường không tìm được việc làm ở Hoa Kỳ, phần còn lại chỉ kiếm được vị trí postdoc. Nên nhớ postdoc là công việc tạm thời, rất bấp bênh, lương thấp, và phần lớn không có benefits như bảo hiểm và lương hưu. Sở dĩ có hiện tượng này là do các ngành science cần lượng lớn lao động ‘tay chân’ để làm thí nghiệm. Mỗi phòng lab cần cả chục người làm những việc này. Nếu tuyển technicians thì rất tốn kém do lương cao và còn phải trả benefits. Trong khi đó PhD students và postdocs là lực lượng giỏi hơn, có động lực làm việc cao hơn, và chi phí thấp hơn rất nhiều. Như vậy thị trường việc làm của PhDs về science như một hình phễu: số lượng PhDs lớn hơn rất nhiều số lượng postdocs và số lượng postdocs lớn hơn rất rất nhiều số lượng assistant professors.

Trong khi đó, các trường business thường chỉ tuyển số lượng rất ít PhD students (department của mình mỗi năm chỉ tuyển 2 người), chỉ đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường việc làm. Điều này là do các ngành business khi làm nghiên cứu ít khi cần lao động ‘tay chân’, không cần tuyển PhD students để làm những việc này. Do đó, PhD students về business thường được đào tạo khả năng nghiên cứu độc lập từ sớm để họ có thể đảm nhận vị trí assistant professor khi vừa ra trường mà không thông qua giai đoạn postdoc. Thường PhD students về business kiếm vị trí assistant professor khoảng 1 năm trước khi tốt nghiệp. Khi có được việc làm, họ sẽ được cho tốt nghiệp.

Cuối mỗi mùa tìm việc, mỗi ngành sẽ có thống kê về thị trường việc làm như: ai tốt nghiệp ở đâu rồi đến đâu làm assistant professor, thông tin về lương, yêu cầu để vào biên chế (tenure), số lượng xuất bản của ứng viên. Ví dụ như đây là thống kê thị trường việc làm PhD về marketing năm 2015. Những thông tin này rất quan trọng cho những ai muốn tìm việc làm trong thị trường này cũng như lựa chọn ngành học khi quyết định học PhD. Con đường nghề nghiệp khi học PhD đòi hỏi phải đầu tư rất nhiều thời gian và công sức, bạn nên tìm hiểu kỹ chương trình đào tạo cũng như thị trường việc làm trước khi dấn thân, không phải cứ có học bổng là đi mà không biết phía trước thế nào và mình có những chọn lựa nào.

Xem bài gốc tại đây và tại đây