Quy trình xét duyệt hồ sơ Harvard như thế nào (Phần 1)

Hàng vạn thí sinh toàn thế giới đang chờ đợi kết quả vòng sớm (REA) từ ngôi trường hàng đầu thế giới Harvard với tỉ lệ chấp nhận hồ sơ khoảng 5%. Bài viết này sẽ hé mở cho các bạn quy trình tuyển sinh của Đại học Harvard trong thực tế.

Bước 1: Tuyển sinh

Văn phòng tuyển sinh Harvard luôn bắt đầu suy nghĩ về các ứng viên có khả năng được nhận vào trường trước khi những học sinh cấp 3 bắt đầu nghĩ về việc lựa chọn trường đại học.

Harvard mua kết quả kiểm tra học sinh và thông tin liên hệ từ các công ty kiểm tra đạt chuẩn như College Board và ACT Inc., đơn vị kiểm soát và tổ chức thi SAT và ACT.

Theo William R.Fitzsimmons’67 – nhân viên cấp cao của Quỹ tài chính và tuyển sinh đã làm chứng trong phiên toà hôm 17.10 rằng Harvard mua thông tin để có tiếp cận hơn 100,000 học sinh mỗi năm.

Trường Harvard sử dụng những dữ liệu này để chọn lọc những học sinh tài năng và phủ đầy tin nhắn và email của họ bằng những thư điện tử hay cẩm nang với những bức ảnh hấp dẫn của khuôn viên Harvard. Đôi lúc, Harvard bắt đầu tuyển những thí sinh tiềm năng từ khi họ còn ở năm đầu cấp 3, theo cẩm nang phỏng vấn của văn phòng tuyển sinh Harvard 2013-2014.

Tiếp theo, các nhân viên về tuyển sinh sẽ đi nhiều nơi để tìm kiếm những ứng viên tiềm năng khắp đất nước. Đôi lúc một mình hoặc đi cùng đại diện các trường hàng đầu khác như Đại học Pennsylvania, Đại học Princeton, Đại học Yale – Nhân viên của Harvard đi hết 130 thành phố thuộc 50 bang trong năm học 2013-2014, theo cuốn cẩm nang.

Mỗi khi tới, các nhân viên thường thuê những không gian mở như phòng hội nghị khách sạn, có những phần thuyết trình về quy trình xét tuyển và quảng bá về Harvard.

Ngôi trường này đặc biệt nhắm vào mục tiêu các nhóm học sinh dân tộc thiểu số hoặc gia đình thu nhập thấp, cũng như các học sinh từ các vùng ít dân cư tại Mỹ.

Thông qua Quỹ bảo trợ tài chính Harvard và Chương trình tuyển sinh sinh viên thiểu số, các nhân viên của trường và các sinh viên đang theo học trường sẽ tích cực thu hút các thí sinh tiềm năng. Các nhân viên tuyển sinh liên hệ với thí sinh qua điện thoại hoặc email. Các sinh viên của trường cho những học sinh cấp 3 có thể ở qua đêm cùng trong các ký túc xá để cảm nhận cuộc sống sinh viên Harvard.

Các đại diện tuyển sinh cũng ghé thăm các trường cấp 3 và cấp 2. Theo Cẩm nang năm 2013, mỗi nhân viên trong Chương trình tuyển sinh sinh viên thiểu số phải ghé thăm ít nhất 2 ngôi trường cấp 2.

Cuốn cẩm nang cũng đề cập đến lợi ích của việc tuyển sinh trực tiếp.

“Một mẩu giấy hay cuộc điện thoại thân thiện để giới thiệu các thí sinh từ những vùng thưa dân cư tới Harvard là bước quan trọng đầu tiên”.

Các nhân viên tuyển sinh cũng đồng thời tìm kiếm các học sinh tài năng để tham gia các đội thể thao chuyên nghiệp tại Harvard.

Theo cuốn hướng dẫn về phỏng vấn với các cựu sinh viên năm 2013, các nhân viên thường tuyển sinh các thí sinh tiềm năng sớm từ những ngày họ bắt đầu cấp 3.

Những tài liệu được công bố trong khuôn khổ vụ kiện cũng thể hiện rằng các vận động viên được tuyển nhận được sự ưu ái đáng kể trong quy trình xét tuyển. Trong quá khứ, Harvard xếp hạng các thí sinh theo thang điểm 1-6; các vận động viên có số điểm 4 gần như có hơn hội đỗ gấp 1000 lần so với những thí sinh khác có cùng số điểm nhưng không phải vận động viên trong các cuộc tuyển sinh của các khoá tốt nghiệp 2014 tới 2019. 

Bước 2: Phỏng vấn với cựu sinh viên

Khi mùa tuyển sinh kết thúc, cũng là thời gian để các thí sinh thể hiện bản thân nhiều hơn.

Sau khi nộp đơn ứng tuyển trực tuyến với điểm kiểm tra, hồ sơ học bạ và bài luận cá nhân – phần lớn học sinh đăng ký một buổi phỏng vấn với các cựu sinh viên trường – những người được giao nhiệm vụ đánh giá thí sinh. Hơn 15,000 sinh viên tốt nghiệp Harvard được trở thành cựu sinh viên làm nhiệm vụ phỏng vấn mỗi năm.

Cho tới cuộc gặp trực tiếp, các cựu sinh viên chỉ biết các thông tin cơ bản về thí sinh như: tên, số điện thoại, địa chỉ email, và trường cấp 3. Người phỏng vấn không được xem hồ sơ ứng tuyển của thí sinh vào Đại học Harvard.

Ngược lại, mỗi cựu sinh viên sau đó đều cần có báo cáo đánh giá ưu nhược điểm của những thí sinh mà họ dành 60 phút để trò chuyện và tìm hiểu. Cuốn cẩm nang cho người phỏng vấn cũng nêu chi tiết những tiêu chí đánh giá mà người phỏng vấn dùng để đánh giá thí sinh – cũng như cách mà Harvard muốn cuộc phỏng vấn diễn biến theo.

Cuốn cẩm nang hướng dẫn những người phỏng vấn cách giữ thời lượng cuộc trò chuyện dưới một giờ và không có yêu cầu nào về trang phục khi phỏng vấn. Tài liệu cũng đưa lời khuyên không nên phỏng vấn tại nhà của người phỏng vấn.

Trong suốt cuộc gặp, một số chủ đề nên được tránh thảo luận. Các cựu sinh viên nên tránh kéo dài các thảo luận về vấn đề cá nhân hoặc chính trị và cẩn trọng khi hỏi về những nơi thí sinh đồng thời ứng tuyển. Nếu người phỏng vấn muốn hỏi về trình độ, hay điểm kiểm tra, họ nên nói với một tông giọng bình thường.

“Cách tiếp cận trong việc hỏi những thông tin này giúp thí sinh thoải mái và cho họ hiểu rằng thứ hạng và điểm số không phải những thứ duy nhất mà trường quan tâm”.

Theo hướng dẫn năm 2013, người phỏng vấn nên bắt đầu bằng những câu hỏi dễ trả lời, và dần chuyển sang những câu hỏi đào sâu hơn về “động lực, sự cam kết, và mức độ cũng như chất lượng sự cống hiến” của họ.

Cẩm nang cũng gợi ý một số câu hỏi đơn giản. Một câu hỏi đưa ra khác cho thí sinh là mô tả “cộng đồng trong trường học” và nói về những lớp học họ thích và không thích.

Một câu hỏi khác như, “bạn có quyển sách yêu thích không ? Hoặc, cuốn sách nào hiện nay bạn đang đọc ? Bạn có thích việc đọc trực tuyến ? Blog hoặc trang thông tin nào bạn đọc thường xuyên ?”.

Tài liệu này cũng mô tả chi tiết những câu hỏi mà cựu sinh viên nên tự hỏi xuyên suốt cuộc nói chuyện. Người phỏng vấn nên xem xét tiềm năng của thí sinh, giới hạn phát triển tối đa, và những lưu ýkhi xem xét sự thông minh và năng lực cá nhân của họ, theo như cuốn cẩm nang.

Những người phỏng vấn cũng nên đoán được câu chuyện lớn hơn trong cuộc sống của thí sinh qua cuộc nói chuyện.

“Thí sinh đã tìm được phương hướng phát triển bản thân chưa ? Đó là gì ? Nếu chưa, họ đang khám phá học hỏi thêm điều gì? Hoặc để mọi thứ tự diễn biến ?”. “Thí sinh sẽ làm gì, là ai một năm, năm năm, hay 25 năm nữa ? Họ sẽ cống hiến điều gì, ở đâu và như thế nào ?”.

Sau buổi phỏng vấn, cựu sinh viên sẽ viết một bản ngắn mô tả chi tiết điểm mạnh và yếu của thí sinh. Người phỏng vấn cũng sẽ tóm tắt những “cống hiến đặc biệt” mà thí sinh tiềm năng có thể tạo ra trong quá trình học và cách họ sẽ tận dụng cơ hội học tập tại Harvard như thế nào.

Cuốn cẩm nang cảnh báo người phỏng vấn nhận thức và nghi ngờ chính sự thiên vị của họ (nếu có) trong quá trình thực hiện báo cáo.

“Không ai có thể thực sự khách quan trong việc đánh giá người khác, vậy nên hãy tỉnh táo với sự thiên vị của mình”. “Người phỏng vấn tốt cần như vậy, công nhận mặt tốt và đánh giá theo những gì diễn ra trong buổi phỏng vấn”.

Người phỏng vấn cũng sẽ đánh giá thành tích cá nhân, ngoại khóa, chuyên môn chung của thí sinh, xếp hạng từ 1-4 – 1 là cao nhất và 4 là thấp nhất – có thể giúp nâng hoặc hạ xếp hạng chung.

Tài liệu này cũng lưu ý rằng, vì việc xếp hạng đánh giá khó để chuẩn hóa, nhân viên xét tuyển sẽ dựa nhiều hơn vào những đánh giá, nhận xét bằng chữ của người phỏng vấn thay vì đánh giá điểm số.

Hội đồng tuyển sinh không mong đợi đạt được sự ổn định, đồng đều trong các buổi phỏng vấn toàn quốc bằng việc sử dụng thang điểm số, vì vậy họ dùng cẩm nang này để đảm bảo buổi phỏng vấn diễn ra thuận lợi. Các cựu sinh viên hoàn thành báo cáo đánh giá trong vòng 2 tuần sau buổi phỏng vấn.

Tham khảo phần 2 tại đây